Dang Nhap Gmail

Phi hành gia Harrison Schmitt lấy mẫu đất trên mặt tră ảnh avt

【ảnh avt】Tính nhầm tuổi mặt trăng đến hơn 40 triệu năm

Phát hiện mặt trăng ‘già’ hơn 40 triệu năm - Ảnh 1.

Phi hành gia Harrison Schmitt lấy mẫu đất trên mặt trăng vào năm 1972

NASA

Đài CNN ngày 24.10 đưa tin giới khoa học vừa phát hiện rằng tuổi của mặt trăng nhiều hơn đến 40 triệu năm so với ước tính trong các nghiên cứu trước đây, sau khi phân tích mẫu bụi do các phi hành gia tàu vũ trụ Apollo 17 đem về từ thập niên 1970.

Sau khi đáp xuống mặt trăng vào ngày 11.12.1972, các phi hành gia Eugene Cernan và Harrison Schmitt thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thu thập mẫu bụi và đá trên bề mặt.

Một phân tích mới về mẫu đó đã phát hiện ra các tinh thể zircon (ZrSiO4) và xác định niên đại của chúng là 4,46 tỉ năm tuổi. Các ước tính trước đây cho rằng mặt trăng, được hình thành do một vụ va chạm thiên thể lớn, có độ tuổi 4,425 tỉ năm.

"Những tinh thể này là chất rắn lâu đời nhất được hình thành sau vụ va chạm lớn. Nhờ biết được những tinh thể này bao nhiêu tuổi nên chúng ta nắm được mỏ neo cho niên đại mặt trăng", theo ông Philipp Heck thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Field (bang Illinois, Mỹ).

Trong những ngày đầu, khi trái đất vẫn đang hình thành và ngày càng tăng kích thước, hệ mặt trời rất hỗn loạn, với các vật thể đá thường va chạm trong không gian.

Phát hiện mặt trăng ‘già’ hơn 40 triệu năm - Ảnh 2.

Tinh thể zircon được phóng to qua kính hiển vi

NASA

Theo các nhà nghiên cứu, trong thời gian cách đây hơn 4 tỉ năm đó, một vật thể có kích thước bằng sao Hỏa đã đâm vào trái đất, làm văng ra một khối đá lớn và trở thành mặt trăng. Nhưng các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác niên đại của sự kiện quan trọng này.

Năng lượng từ tác động của vật thể có kích thước sao Hỏa chạm vào trái đất làm tan chảy lớp đá giúp hình thành nên bề mặt mặt trăng.

"Khi bề mặt nóng chảy như vậy, tinh thể zircon không thể hình thành và tồn tại được. Vì vậy, bất kỳ tinh thể nào trên bề mặt mặt trăng đều phải hình thành sau khi đại dương magma mặt trăng này nguội đi", theo ông Heck.

Nghiên cứu trước đây của chuyên gia Bidong Zhang tại Đại học California ở Los Angeles, đồng tác giả nghiên cứu, gợi ý rằng việc xác định tuổi của các tinh thể trong bụi thu thập được có thể tiết lộ tuổi thực của mặt trăng.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét các tinh thể ở cấp độ nano bằng cách sử dụng kỹ thuật tiên tiến để xác định thành phần hóa học của chúng và xác định tuổi của mặt trăng.

Nhật Bản kỳ vọng gì với tàu thăm dò "Xạ thủ mặt trăng"?

Ông Heck nhắc lại rằng mặt trăng là một thành phần quan trọng trong hệ hành tinh của chúng ta, giúp ổn định trục quay của trái đất, để một ngày có 24 giờ, tạo thủy triều.

"Không có mặt trăng, sự sống trên trái đất sẽ khác. Đó là một phần của hệ thống tự nhiên mà chúng tôi muốn hiểu rõ hơn và nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một mảnh ghép nhỏ trong toàn bộ bức tranh đó", ông cho biết.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap